Phong cách kiến trúc Đông Dương. Các công trình đặc trưng tại việt Nam

Tưởng chừng sẽ phai mờ cùng thời gian, nhưng không, phong cách kiến trúc Đông Dương ngày nay vẫn luôn gây được những ấn tượng mạnh và yêu thích bởi vẻ đẹp khó trộn lẫn

Phong cách kiến trúc Đông Dương không còn quá xa lạ với những gia chủ yêu thích nét đẹp lịch sử văn hóa. Sự lãng mạn nhưng mộc mạc và hoài cổ có được nhờ kết hợp nét đẹp của văn hóa truyền thông Á Đông và kiến trúc Pháp. 

Tưởng chừng như sẽ phai mờ dần cùng thời gian, nhưng không, phong cách kiến trúc Đông Dương ngày nay vẫn luôn gây được những ấn tượng mạnh và yêu thích bởi vẻ đẹp chắc chắn và trường tồn cùng thời gian.

Phong cách kiến trúc Đông Dương là gì?

Phong cách kiến trúc Đông Dương (còn được gọi là Indochine Style) là sự giao thoa, kết hợp tinh tế giữa những cái đẹp của hai nền văn hóa Việt Nam và Pháp. Kiến trúc Pháp không áp đặt mà phóng khoáng khi thổi hồn vào phong cách Đông Dương, kết hợp cùng với nét đẹp của văn hóa Việt tạo nên một kiến trúc độc đáo và khác lạ. 

Bản vẽ công trình kiến trúc Đông Dương xưa

Bản vẽ công trình kiến trúc Đông Dương xưa

Một công trình khi thiết kế kiến trúc theo phong cách Đông Dương sẽ thể hiện được bản sắc văn hóa, tinh hoa và bề dày lịch sử. Mọi thứ trong căn nhà sẽ mang đến một hơi thở của cuộc sống hiện đại nhưng vẫn mang đậm nét truyền thống và hoài cổ. 

Ngày nay, kiến trúc Đông Dương trong thiết kế kiến trúc nhà ở và nội thất đang trở nên thịnh hành và phổ biến bởi vẻ đẹp vượt thời gian mà nó đem lại.

Nguồn gốc phong cách kiến trúc Đông Dương

Phong cách kiến trúc Đông Dương xuất hiện vào khoảng những năm 1893 - 1954, khi thực dân Pháp thực hiện cuộc tiến công xâm lược các nước Đông Nam Á gồm: Việt Nam, Thái Lan, Lào, Campuchia, Myanmar, Malaysia. 

Biệt thự đẹp xây theo phong cách Đông Dương

Biệt thự đẹp xây theo phong cách Đông Dương

Và khi kiến trúc Pháp du nhập vào Việt Nam thì gặp phải một số khó khăn, bất cập về điều kiện thời tiết như nóng ẩm, mưa nhiều,... Những năm 30, 40 của thế kỷ XX, sự ảnh hưởng của Pháp đến Việt Nam có sự giảm sút mạnh mẽ.

Với những lý do đó, tranh thủ để lấy được lòng dân, các kiến trúc sư tại trường đại học Mỹ thuật Đông Dương đã ứng dụng kiến trúc Pháp kết hợp thêm trong kiến trúc Việt trong xây dựng công trình.

Cha đẻ của phong cách kiến trúc Đông Dương chính là kiến trúc sư Ernest Hébrard, ông đã sáng tạo ra một phong cách kiến trúc khá độc đáo và mang lại nhiều công trình có giá trị nghệ thuật cao. 

Đặc trưng của phong cách kiến trúc Đông Dương

Biệt thự xây theo phong cách Đông Dương

Biệt thự xây theo phong cách Đông Dương

1: Kỹ thuật, vật liệu xây dựng

Phong cách kiến trúc Đông Dương sử dụng kỹ thuật xây dựng của Châu Âu với các loại vật liệu được sử dụng nhiều như hệ bê tông cốt thép chịu lực, sành sứ nhiều màu, ngói ardoise, gạch ốp lát,... 

Những vật liệu mà phong cách này sử dụng mang đến cho công trình sự với kiến trúc chắc chắn, bền vững và trường tồn theo thời gian.

2: Giải pháp kiến trúc

Để phù hợp với điều kiện thời tiết của nước ta, kiến trúc Đông Dương vẫn ưu tiên được áp dụng các giải pháp thông thoáng, cách nhiệt như bố trí dãy hành lang, giàn pergola rộng chạy dọc theo công trình. 

Các lam gió được bố trí ở phần tường tường sát trần để tạo sự thông thoáng và đón ánh sáng tự nhiên cho không gian bên trong cả căn nhà.

Bên cạnh đó, ngôi nhà thiết kế kiến trúc theo phong cách Đông Dương thông thường sẽ có thêm một giếng trời hay một sân để lấy thêm ánh sáng tự nhiên và thông thoáng cho căn nhà. Không chỉ thế, nó còn góp phần tạo nên tính thẩm mỹ, ấn tượng riêng cho không gian.

3: Thiết kế phần mái nhà

Với phong cách kiến trúc này, nhà ở sẽ sử dụng mái ngói. Còn đối với các công trình lớn thì mái bằng sẽ được ưu tiên lựa chọn hơn. Khi thiết kế, phần mái nhà sẽ được nhô ra để che nắng, che mưa.

Thiết kế phần mái trong kiến trúc Đông Dương

Thiết kế phần mái trong kiến trúc Đông Dương

Các công trình hiện nay khi ứng dụng phong cách Đông Dương thì phần máu thường được vuốt cong ở các góc, mái chồng diêm theo kiểu truyền thống, có nhiều hoa văn trang trí ở đỉnh mái.

4: Thiết kế phần cửa

Trong phong cách kiến trúc Đông Dương, nhà ở được thiết kế với cửa chính to rộng kết hợp cùng nhiều cửa sổ để tăng sự thông thoáng và chiếu sáng tự nhiên.

Thiết kế phần cửa trong kiến trúc Đông Dương

Thiết kế phần cửa trong kiến trúc Đông Dương

Cửa thường được sử dụng phổ biến là cửa lá sách. Cửa sổ được bố trí chạy dọc theo hành lang dài để giúp không gian bên trong nhà thêm thoáng hơn.

5: Đặc trưng về màu sắc

Thông thường, màu sắc yêu thích và được sử dụng nhiều cho sơn tường, đồ trang trí trong phong cách kiến trúc Đông Dương bao gồm trắng, vàng nhạt, vàng kem mang nét hoài cổ.

Màu sắc đặc trung trong kiến trúc Đông Dương

Màu sắc đặc trung trong kiến trúc Đông Dương

Bên cạnh đó, nếu bạn muốn căn nhà có một chút phá cách thì có thể kết hợp thêm một số gam màu nóng như đỏ, vàng cam, tím,...

6: Một số đặc điểm khác

Về phần trang trí, kiến trúc phong cách Đông Dương trang trí với màu sắc, kiểu dáng đa dạng như lưỡng long chầu nguyệt, lân sư, pháp vân,  rồng phụng…

Một số công trình kiến trúc phong cách Đông Dương tiêu biểu ở Việt Nam

Cầu Trần Hưng Đạo với ý tưởng xây dựng theo kiến trúc Đông Dương

Cầu Trần Hưng Đạo với ý tưởng xây dựng theo kiến trúc Đông Dương

1: Bưu điện trung tâm Sài Gòn

Bưu điện trung tâm Sài Gòn

Tồn tại với hơn 100 năm, đây là bưu điện lớn nhất Việt Nam. Được xây dựng từ năm 1886 - 1891 và cho đến nay, Bưu điện Trung tâm Sài Gòn được công nhận là công trình mang đậm nét Đông Dương, có sự giao thoa kiến trúc Á- Âu.

2: Bảo tàng Lịch sử Việt Nam

Bảo tàng Lịch sử Việt Nam

Được hoàn thành năm 1932, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam có tên gọi cũ là bảo tàng Louis Finot. Là bảo tàng mang phong cách kiến trúc Đông Dương độc đáo với không gian được chia làm 2 khu với khu sảnh hình bát giác và khu trưng bày lớn.

3: Trụ sở Bộ ngoại giao

Trụ sở Bộ ngoại giao

Công trình được hoàn thành năm 1928. Công trình này được thiết kế bởi kiến trúc sư Ernest Hébrard theo dạng hình chữ H độc đáo.

4:Trường Petrus Ký – Trường PTTH chuyên Lê Hồng Phong

Trường Petrus Ký – Trường PTTH chuyên Lê Hồng Phong

Trường chuyên Lê Hồng Phong được biết đến là ngôi trường mái ngói đẹp mang đậm phong cách kiến trúc Đông Dương.

Kết luận

Những đặc điểm nổi bật của phong cách kiến trúc Đông Dương chính là nét hài hòa của sự kết hợp Châu Âu với Châu Á, của 2 nền văn hóa đặc sắc Việt - Pháp tạo nên một vẻ đẹp riêng biệt và độc đáo. 

Để xây dựng một căn nhà theo phong cách Đông Dương, những giá trị văn hóa Việt cần được bảo tồn và ngoài ra, kết hợp cùng những vật liệu tiên tiến, hiện đại của Châu Âu để tạo nên vẻ đẹp cho công trình, chắc chắn và trường tồn cùng thời gian.

Tin tức liên quan

Báo giá chi phí thiết kế nội thất mới nhất năm 2022

Báo giá chi phí thiết kế nội thất mới nhất năm 2022

Kinh nghiệm thuê đơn vị thiết kế nội thất mà bạn nên biết

Kinh nghiệm thuê đơn vị thiết kế nội thất mà bạn nên biết

Top 5 phần mềm thiết kế nội thất dùng nhiều nhất

Top 5 phần mềm thiết kế nội thất dùng nhiều nhất

Tư vấn chọn đất tốt, hợp phong thủy để xây nhà

Tư vấn chọn đất tốt, hợp phong thủy để xây nhà

Giếng trời là gì? Các lưu ý trong thiết kế giếng trời

Giếng trời là gì? Các lưu ý trong thiết kế giếng trời

Người tuổi Tý nên trồng cây gì trong nhà

Người tuổi Tý nên trồng cây gì trong nhà

Hotline Thiết Kế : 0972 397 888 Hotline Thi Công : 0986 268 579 Gmail: longthanhluxury.vn@gmail.com
Công Ty Thiết Kế Kiến Trúc & Nội Thất Long Thành Luxury

Biệt thự CTT 11-20 Kiến Hưng Luxury, Phường Kiến Hưng, Quận Hà Đông, TP Hà Nội

Email: longthanhluxury.vn@gmail.com

Hotline: 0972 397 888