Thức cột là gì? Các loại thức cột đẹp dùng trong kiến trúc

Thức cột là gì? Các loại thức cột đẹp đang được sử dụng nhiều trong kiến trúc hiện nay bao gồm mấy loại? Ứng dụng của các thức cột cổ điển trong thiết kế – kiến trúc hiện nay

Kiến trúc Việt Nam chịu ảnh hưởng rất nhiều từ kiến trúc Châu Âu với hàng loạt công trình được thiết kế và xây dựng theo phong cách tân cổ điển và cổ điển. Trong đó thức cột là một trong những chi tiết được thể hiện thành công nhất với vai trò quan trọng trong kết cấu, đồng thời đem tới sự uy nghi, bề thế và thẩm mỹ cho công trình. 

Vậy thức cột là gì? Các loại thức cột đẹp đang được sử dụng nhiều trong kiến trúc hiện nay bao gồm mấy loại? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.

Thức cột là gì?

Thức cột là cách người Hy Lạp tìm kiếm cái đẹp lý tưởng thông qua hệ thống tỷ lệ và hình thức trang trí cột. Những thức cột này có kích thước lớn, bố cục cân đối, trang trí tỉ mỉ mang đến cho tổng thể kiến trúc một hình thức, một sức sống vượt thời gian, biểu tượng cho vẻ đẹp khỏe khoắn, tinh tế của kiến trúc cổ điển và tân cổ điển. Trong phong cách thiết kế tân cổ điển và cổ điển, thức cột Hy Lạp được coi như một biểu tượng trong kiến trúc.

Thức cột trong kiến trúcThức cột trong kiến trúc

Các loại thức cột đẹp dùng trong kiến trúc

Trước đây, có 3 loại thức cột cơ bản trong kiến trúc Hy Lạp là cột Doric, cột Lonic và cột Corinth với sự khác nhau về đặc trưng và hình dáng. Sau này, đế chế La Mã đã phát triển và sáng tạo dựa trên 3 thức cột cơ bản của người Hy Lạp là Tusan và Composite với nhiều chi tiết được trang trí công phu hơn. 5 thức cột này có vai trò như những nốt nhạc của bản nhạc tân cổ điển và cổ điển.

Thức cột sử dụng trong kiến trúcThức cột sử dụng trong kiến trúc biệt thự tân cổ điển

1: Thức cột Doric

Là loại thức cột cổ và đơn giản nhất, thức cột Doric ra đời vào khoảng thế kỷ VII TCN và được hoàn thiện vào thế kỷ V TCN. Đây là sản phẩm sáng tạo của người Dorian và được phát triển mạnh ở Peloponnesus, miền Nam của nước Ý xinh đẹp.

Thức cột Doric có cấu trúc được tạo nên từ một trụ thẳng đứng, không có phần đế cột và đầu cột, phình to dưới đáy.

Thức cột Doric trong kiến trúc có khả năng chịu lực cao. Đường kính cột trên chiều cao cột có tỷ lệ là 1:4. Tuy nhiên từ nửa sau thế kỷ VI TCN, người Hy Lạp dùng thức cột Doric có tỷ lệ giảm hơn là 1:5 hoặc 1:6.

Thức cột Doric được ứng dụng ở Athena với các đền như Parthenon và Propylaea. Thức cột này thường không được sử dụng trong các công trình công cộng kể cả ở Hy Lạp và La Mã.

Thức cột DoricThức cột Doric

2: Thức cột Ionic

Thức cột Ionic có nguồn gốc xuất phát từ Ionia (thuộc địa của Hy Lạp) từ giữa thế kỷ VI TCN. Đây là thức cột biểu tượng cho vẻ đẹp nữ tính, nhẹ nhàng và giàu tính trang trí nhiều hơn thức cột Doric.

Là thức cột có cấu trúc thân cột được đặt trên phần đế và bệ đỡ. Đầu cột có thiết kế 2 vòng xoắn ốc với các họa tiết khắc chìm và được trang trí gờ chỉ. Thức cột Ionic có các dầm ngang được phân vị thành 3 dải với tỷ lệ đường kính cột trên chiều cao là 1:9.

Thức cột Ionic được ứng dụng nhiều với một số công trình tiêu biểu như: đền Apollo ở Bassae, đền thờ Hera ở Samos, đền Erecteyon ở Athena, đền Artemis ở Ephesus.

Thức cột IonicThức cột Ionic

3: Thức cột Corinth

Thức cột Corinth ra đời vào thế kỷ V TCN, xuất phát từ thành phố của Hy Lạp nhưng lại được sử dụng rộng rãi ở Athens. Là thức cột có cấu trúc với các đường nét mảnh mai, đầu cột có nhiều chi tiết đẹp mắt, giàu trang trí.

Là thức cột ra đời muộn nhất do kiến trúc sư Callimachus sáng tạo và có nhiều ưu điểm hơn so với thước cột Doric và Ionic như đối xứng nhiều chiều và có mang đến cho không gian kiến trúc sự sống động hơn.

Thức cột Corinth được ứng dụng nhiều với các công trình như đền Apollo ở Bassae, đền Olympeion ở Athena, đền bậc đài vòng ở Vienna, đền Mars Ultor trong hệ thống tòa án Augustus.

Thức cột CorinthThức cột Corinth

4: Thức cột Toscan - Hậu thân của thức cột Doric

Dựa trên thức cột Doric, thức cột Toscan được hình thành và sáng tạo với những ưu điểm được coi là phù hợp hơn cho hầu hết các công trình kiến trúc với nét đẹp đơn giản, bình dị, khỏe khoắn.

Cũng giống như thức cột Doric, thức cột Toscan cũng không có nhiều hoa văn tiểu tiết trang trí và không có chân đế. Tuy nhiên, thức cột Toscan có thiết kế nhỏ hơn và mảnh mai hơn. Bên cạnh đó, trục của thước cột Toscan còn có đặc điểm trơn tru, nhẵn bóng hơn.

Thức cột Toscan là thức cột bình dị và đơn giản nhất trong các thức cột nên thường được bố trí ở dưới cùng, trong các nhà kho hoặc cầu thang. Do đó, ngày nay thức cột Toscan thường được lựa chọn thiết kế và sử dụng cho các công trình tân cổ điển đơn giản.

 Thức cột Toscan Thức cột Toscan

5: Thức cột Composite - Hậu thân của thức cột Lonic và Corinthian

Thức cột Composite ra đời cuối thời Cộng Hòa, được người Roman sáng tại đậm chất tỉ mỉ và diêm dúa. Đây là thức cột được thiết kế bởi sự kết hợp giữa thức cột Lonic của La Mã và Corinthian Hy Lạp.

Vì được kết hợp phong cách thiết kế giữa 2 thức cột, nên thức cột Composite có các trang trí công phu và tỉ mỉ và xa hoa hơn.

Hiện nay thức cột Composite có lẽ là chi tiết kiến trúc phổ biến nhất khi thiết kế và xây dựng các công trình kiến trúc cổ điển, những công trình cổ điển càng lớn như lâu đài, cung điện thường sử dụng thức cột phức hợp này để tăng sự sang trọng và đẳng cấp.

Thức cột CompositeThức cột Composite

Ứng dụng của các thức cột cổ điển trong thiết kế - kiến trúc hiện nay

Ngày nay, các thức cột cổ điển vẫn được vận dụng một cách đa dạng và linh hoạt trong các công trình kiến trúc, đặc biệt là trong các thiết kế lâu đài đẹp, dinh thự, hay biệt thự cổ điển.

Tại Việt Nam,các mẫu thức cột này được ứng dụng khá nhiều, nhưng để phù hợp với kiến trúc, văn hóa và đặc trưng của người Việt, mà những chi tiết đã được giản lược đi rất nhiều.

Dưới đây là một số mẫu biệt thự, lâu đài, dinh thự sử dụng thức cột đẹp tại Long Thành Luxury mời bạn đọc cùng chiêm ngưỡng

Mẫu thức cột đẹpMẫu thức cột số 1

Mẫu thức cột đẹpMẫu thức cột số 2

Mẫu thức cột đẹpMẫu thức cột số 3

Mẫu thức cột đẹpMẫu thức cột số 4

Mẫu thức cột đẹpMẫu thức cột số 5

Mẫu thức cột đẹpMẫu thức cột số 6

Mẫu thức cột đẹpMẫu thức cột số 7

Mẫu thức cột đẹpMẫu thức cột số 8

Mẫu thức cột đẹpMẫu thức cột số 9

Mẫu thức cột đẹpMẫu thức cột số 10

Mẫu thức cột đẹpMẫu thức cột số 11

Lời kết

Cảm ơn độc giả đã theo dõi bài viết. Hy vọng những thông tin hữu ích trên đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về các thức cột đẹp để ứng dụng vào các công trình của gia đình nếu như phù hợp.

Tin tức liên quan

Báo giá chi phí thiết kế nội thất mới nhất năm 2022

Báo giá chi phí thiết kế nội thất mới nhất năm 2022

Kinh nghiệm thuê đơn vị thiết kế nội thất mà bạn nên biết

Kinh nghiệm thuê đơn vị thiết kế nội thất mà bạn nên biết

Top 5 phần mềm thiết kế nội thất dùng nhiều nhất

Top 5 phần mềm thiết kế nội thất dùng nhiều nhất

Tư vấn chọn đất tốt, hợp phong thủy để xây nhà

Tư vấn chọn đất tốt, hợp phong thủy để xây nhà

Giếng trời là gì? Các lưu ý trong thiết kế giếng trời

Giếng trời là gì? Các lưu ý trong thiết kế giếng trời

Người tuổi Tý nên trồng cây gì trong nhà

Người tuổi Tý nên trồng cây gì trong nhà

Hotline Thiết Kế : 0972 397 888 Hotline Thi Công : 0986 268 579 Gmail: longthanhluxury.vn@gmail.com
Công Ty Thiết Kế Kiến Trúc & Nội Thất Long Thành Luxury

Biệt thự CTT 11-20 Kiến Hưng Luxury, Phường Kiến Hưng, Quận Hà Đông, TP Hà Nội

Email: longthanhluxury.vn@gmail.com

Hotline: 0972 397 888