Mâm ngũ quả ngày Tết: Ý nghĩa, cách trình bày sao cho đẹp

Vào mỗi dịp Tết đến xuân về, trong mỗi gia đình Việt Nam chúng ta không thể thiếu đi hình ảnh mâm ngũ quả được bày trí đẹp mắt trên các ban thờ gia tiên.

Ý nghĩa của mâm ngũ quả ngày Tết

Ngày Tết Nguyên Đán của Việt Nam, mỗi gia đình chúng ta đều bày trí một mâm ngũ quả vừa đẹp mắt, trang trọng dâng cúng gia tiên thể hiện lòng hiếu thảo và chứa đựng những điều ước nguyện của gia chủ mong một năm mới vạn sự như ý.

mâm ngũ quả  không chỉ thể hiện lòng thành kính mà còn chứ đựng ước nguyện của gia chủ

Mâm ngũ quả ngày Tết không chỉ thể hiện lòng thành kính mà còn chứa đựng những ước nguyện của gia chủ

Theo thuyết duy vật cổ đại từ xa xưa thì vạn vật chất đều được tạo nên bởi 5 yếu tố là: kim loại (kim), nước (thủy), gỗ (mộc), lửa (hỏa) và thổ (đất) được gọi là ngũ hành. Tư tưởng ấy đã ăn sâu vào đời sống văn hóa, tín ngưỡng của các dân tộc phương Đông, trong đó có người Việt, và còn tồn tại cho đến ngày nay, được thể hiện ngay trên mâm ngũ quả ngày Tết. 

Theo quan niệm của dân gian thì “ngũ quả” chỉ sự tập trung đầy đủ các loại trái cây trong đất trời. Con số 5 – “ngũ hành” là một con số rất tốt trong quan niệm phong thủy, thể hiện sự phát triển bền vững, mạnh mẽ.

Chính bởi vậy, ông cha ta đã chọn 5 loại trái cây để dâng lên tổ tiên vào đêm giao thừa với ngụ ý rằng: những sản vật này tượng trưng cho công sức, mồ hôi và nước mắt của người lao động, kính dâng lên đất trời, thần thánh trong giờ phút chuyển giao năm cũ và năm mới, mong cho vạn sự được như ước nguyện. 

Ngoài ra, mâm ngũ quả còn tượng trưng cho 5 ước mong: Phú (giàu có, tài lộc) - Quý (địa vị, công danh) - Thọ (sống lâu trăm tuổi) - Khang (khỏe mạnh) - Ninh (bình an).

mỗi một loại quả trong mâm ngũ quả đại diện cho một mong ước

5 loại quả trong mâm ngũ quả đại diện cho 5 mong ước

Ý nghĩa các loại quả được bày trong mâm ngũ quả

Mỗi một loại quả được chọn để bày trong mâm ngũ quả đều thể hiện cho một mong muốn, ước nguyện của gia chủ trong năm mới bởi mỗi loại quả ấy đều mang những ý nghĩa riêng:

mỗi một loại quả mang một ý nghĩa riêng

Mỗi một loại quả đề chứa đựng một ý nghĩa riêng

Bưởi: Tượng trưng cho phúc lộc và viên mãn.

Nải chuối/ Phật thủ: Tượng trưng cho bàn tay Phật luôn che chở cho các thành viên trong gia đình.

Đào: Tượng trưng cho sự trường thọ.

Lựu: Tượng trưng cho sự hạnh phúc, gia đình được đông con, nhiều cháu.

Táo: Tượng trưng cho sự phú quý và giàu sang.

Thanh long: Tượng trưng cho rồng mây hội tụ, và có ý nghĩa mang lại sự may mắn, phát tài phát lộc.

Quả trứng gà/Lêkima: Tượng trưng cho lộc trời.

Dưa hấu: tượng trưng cho sự may mắn, ngọt ngào.

Sung: Loại quả này gắn với biểu tượng sung mãn về cả sức khỏe và tiền bạc.

Đu đủ: Giống như tên gọi của nó, loại quả này tượng trưng cho sự thịnh vượng, no đủ trong cả kinh tế và tình cảm.

Xoài: Tượng trưng cho cuộc sống sung túc, tiêu xài thoải mái không thiếu thốn.

Dừa: Tượng trưng cho sự vừa đủ, không túng thiếu và viên mãn trong cuộc sống.

Dứa/Thơm: Hình dáng quả dứa  có dáng như dáng như rồng (thân có vảy như vảy rồng) do vậy nó tượng trưng cho sự sự giàu có, may mắn và thịnh vượng.

Quất: Theo âm Hán, từ “quất” phát âm gần giống từ “cát”. Vì vậy quả quất có  ý nghĩa mang lại sung túc, ăn nên làm ra, dồi dào sức sống.

Cách bài trí mâm ngũ quả đẹp

Tùy theo phong tục tập quán mà ở các vùng miền lại có những cách bày trí mâm ngũ quả ngày Tết khác nhau.

Bài trí mâm ngũ quả truyền thống miền Bắc

Mâm ngũ quả miền Bắc được bày trí theo thuyết ngũ hành tương ứng với 5 màu là kim (trắng), mộc (xanh), thủy (đen), hỏa (đỏ), thổ (vàng). Do đó mà mâm ngũ quả của người miền Bắc thường sử dụng  5 loại quả là chuối, bưởi, đào, hồng và quýt.

mâm ngũ quả miền bắc

Mâm ngũ quả miền Bắc

Mâm ngũ quả ngày Tết miền Bắc truyền thống được bày theo cách sau: nải chuối được đặt ở  dưới cùng, đỡ lấy toàn bộ các loại quả còn lại phía bên trên. Ở chính giữa đặt quả bưởi hoặc phật thủ vàng, các loại quả khác như đào, hồng, quýt thì được bày xung quanh, nếu còn những chỗ trống có thể đặt xen kẽ quất, táo xanh hoặc ớt chín đỏ. sao cho hợp lý và đẹp mắt là được.

Bài trí mâm ngũ quả truyền thống miền Trung

Miền Trung là mảnh đất cằn cỗi, thường xuyên hứng chịu bão lũ, hạn hán. Là vùng có khí hậu khắc nghiệt như vậy nên miền Trung không có nhiều loại quả đa dạng. Vào mỗi dịp Tết đến xuân về, mâm ngũ quả của người miền Trung thường không câu nệ về hình thức hay tiểu tiết mà thường có gì cúng nấy, quan trọng là tấm lòng và thành ý dâng cúng tổ tiên.

mâm ngũ quả miền trung

Mâm ngũ quả miền Trung

Là mảnh đất nằm giữa hai miền Bắc - Nam, chịu sự giao thoa của hai nơi nên các loại quả thường thấy trong mâm ngũ quả miền Trung là thanh long, chuối, dưa hấu, mãng cầu, dứa, sung, cam, quýt, …

Mâm ngũ quả miền Trung thường được xếp hình theo hình  tháp hoặc hình long phụng với cặp dưa hấu được đặt hai bên. Ngoài ra còn có thể xếp thêm nhiều loại hoa quả khác bên cạnh.

Bài trí mâm ngũ quả truyền thống miền Nam

Sở hữu nhiều vực trái cây lớn của cả nước nên các loại hoa quả trong miền Nam khá phong phú. Người dân miền Nam thường chọn 5 loại quả: mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài để bày trên mâm ngũ quả với mong muốn "Cầu sung vừa đủ sài".

Ngoài ra, mâm ngũ quả miền Nam thường có thêm chân đế là 3 quả dứa (trái thơm) thể hiện sự vững vàng, mong muốn con cháu đầy nhà. Đặc biệt, trên bàn thờ ở các gia đình  có thêm cặp dưa hấu xanh vỏ, đỏ lòng ở hai bên mâm ngũ quả tượng trưng cho lòng trung nghĩa và trinh tiết của con người phương Nam.

mâm ngũ quả miền nam

Mâm ngũ quả miền nam thể hiện mong muốn "cầu sung vừa đủ xài"

Tuy nhiên, không giống như ở miền Bắc, mọi loại quả đều có thể dùng để trang trí mâm ngũ quả. Ở miền Nam, người dân thường kiêng kị bày một số loại quả sau đây: 

Chuối: Phát âm gần giống “chúi” nghĩa là không ngẩng đầu nên được, cho thấy sự làm ăn không may mắn, không phất lên được.

Lê, táo: Lê lết, làm ăn dễ đổ bể, khó thành công.

Cam, quýt: Ý nghĩa trong câu "quýt làm cam chịu" không may mắn.

Một số sai lầm cần tránh khi bày mâm ngũ quả

Để có thể có một mâm ngũ quả đẹp mắt, chúng ta lưu ý một số điều sau đây:

Chưa hiểu đúng về ý nghĩa mâm ngũ quả

Như đã nói ở trên, mâm ngũ quả ngày Tết với 5 loại quả khác nhau tương thích với thuyết ngũ hành. Chính bởi vậy, bạn cần hiểu về thuyết ngũ hành để khi bài trí mâm ngũ quả tránh mắc phải những lỗi như không bày đủ 5 màu theo ngũ hành, hoặc tổ hợp trái cây không mang ý nghĩa.Một số cách chọn quản bạn có thể tham khảo như sau:

Kim – màu trắng: Dưa lê trắng, lê trắng

Mộc – màu xanh lá: Dưa hấu, chuối xanh, xoài xanh, đu đủ xanh, mãng cầu, trái na, trái sung, trái dừa

Thủy – màu đen: Nho đen, vú sữa hay những trái cây có màu sẫm tối

Hỏa – màu đỏ: Táo đỏ, trái hồng, trái dừa lửa, thanh long

Thổ – màu vàng: Cam vàng, quýt vàng, dưa hấu vàng, dưa lê vàng, xoài chín, phật thủ.

Rửa quả cho sạch để bày

Chúng ta thường có thói quen là rửa trái cây cẩn thận để quả bóng, đẹp trước khi bày lên mâm ngũ quả. Tuy nhiên, việc rửa quả sẽ làm quả nhanh bị héo, thối rữa nếu có chỗ đọng nước.

Để tránh trường hợp này, bạn cần để quá thật ráo nước hoặc đơn giản hơn bạn chỉ cần dùng khăn giấy ẩm lau sạch trái cây là được. Với quả bưởi, bạn có thể hòa chút nước vôi, thấm vào khăn rồi lau đều lên vỏ bưởi để tránh tình trạng vỏ bị ố vàng, mốc xanh hoặc bị héo do đọng nước.

Lựa chọn quả chín

nên lựa chọn trái cây chưa chín hẳn

Nên lựa chọn những quả chưa chín hẳn để bày mâm ngũ quả ngày Tết

Nhiều gia đình có thói quen mua sắm đồ Tết sớm trong khi mâm ngũ quả chỉ dâng lên bàn thờ vào đêm giao thừa 30 Tết. Do đó bạn không nên chọn ngay những quả đã chín đẹp vì khi bày mâm ngũ quả, trái cây có thể bị chín quá, lá héo và vỏ nhũn mềm. Thay vào đó bạn nên lựa những quả già nhưng chưa chín hẳn, vẫn còn ương để khi bày mâm ngũ quả, quả chín tới và không bị hỏng.

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, ý nghĩa mâm ngũ quả ngày Tết đã được thay đổi rất nhiều, mang ý nghĩa trang trí cho không gian nhà ngày Tết nhiều hơn là tâm linh. Hình thức  bày mâm ngũ quả cũng không còn câu nệ, cứng nhắc là bắt buộc phải có 5 quả, thay vào đó có thể bày đến 8, 9 hay thậm chí 10 quả, không kén chọn số chẵn hay lẻ. Dù vậy, mâm ngũ quả vẫn giữ vẹn nguyên ý nghĩa thể hiện lòng hiếu thảo đối với ông bà, tổ tiên.

Tin tức liên quan

Báo giá chi phí thiết kế nội thất mới nhất năm 2022

Báo giá chi phí thiết kế nội thất mới nhất năm 2022

Kinh nghiệm thuê đơn vị thiết kế nội thất mà bạn nên biết

Kinh nghiệm thuê đơn vị thiết kế nội thất mà bạn nên biết

Top 5 phần mềm thiết kế nội thất dùng nhiều nhất

Top 5 phần mềm thiết kế nội thất dùng nhiều nhất

Tư vấn chọn đất tốt, hợp phong thủy để xây nhà

Tư vấn chọn đất tốt, hợp phong thủy để xây nhà

Giếng trời là gì? Các lưu ý trong thiết kế giếng trời

Giếng trời là gì? Các lưu ý trong thiết kế giếng trời

Người tuổi Tý nên trồng cây gì trong nhà

Người tuổi Tý nên trồng cây gì trong nhà

Hotline Thiết Kế : 0972 397 888 Hotline Thi Công : 0986 268 579 Gmail: longthanhluxury.vn@gmail.com
Công Ty Thiết Kế Kiến Trúc & Nội Thất Long Thành Luxury

Biệt thự CTT 11-20 Kiến Hưng Luxury, Phường Kiến Hưng, Quận Hà Đông, TP Hà Nội

Email: longthanhluxury.vn@gmail.com

Hotline: 0972 397 888