Thiết kế tầng hầm nhà phố. Quy định pháp luật và các lưu ý

Thiết kế nhà phố có tầng hầm là gì? Những lưu ý khi thiết kế, thi công tầng hầm nhà phố và một số quy định xây dựng tầng hầm nhà phố hiện nay mà chủ đầu tư cần nắm rõ.

 

Để tăng thêm diện tích cho ngôi nhà phố, thiết kế thêm tầng hầm là một lựa chọn hợp lý cho các gia chủ. Tuy nhiên, khi xây dựng cần phải nắm rõ các quy định pháp luật và những lưu ý cần thiết khi thiết kế tầng hầm để căn nhà phố được đảm bảo an toàn, thẩm mỹ. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

Thiết kế nhà phố có tầng hầm là gì?

Nhà phố có diện tích hạn chế, do đó, thiết kế tầng hầm nhằm tận dụng tối đa diện tích trống để tạo thêm không gian sử dụng cho căn nhà. Tầng hầm có thể có 1 hoặc nhiều tầng, nằm dưới sàn tầng 1 hoặc nằm sâu trong lòng đất. Tầng hầm trong kiến trúc nhà phố có thể dùng để ở như một tầng bình thường hoặc là nhà kho, nơi để ô tô, xe máy.

Thiết kế nhà phố có tầng hầm nhằm tận dụng tối đa diện tích sử dụngThiết kế nhà phố có tầng hầm nhằm tận dụng tối đa diện tích sử dụng

Một số quy định xây dựng tầng hầm nhà phố mà chủ đầu tư cần nắm rõ

Xây dựng tầng hầm là một công đoạn khá phức tạp trong thiết kế nhà phố. Sao cho xây dựng tầng hầm với chi phí hợp lý, tiết kiệm, an toàn và phù hợp với quy định của pháp luật là điều gia chủ nên tìm hiểu kỹ để có sự chuẩn bị tốt nhất cho mình.

1: Quy định về số tầng hầm

Theo quy chuẩn của Bộ Xây dựng, tầng hầm không được xây quá 5 tầng. Mỗi căn nhà sẽ có số tầng hầm khác nhau tùy theo mục đích sử dụng. Với nhà phố, thông thường tầng hầm được thiết kế 1 tầng để làm nhà kho hoặc nơi để xe ô tô, xe máy.

Tầng hầm là nơi để ô tô, xe máyTầng hầm được thiết kế 1 tầng để để xe ô tô

2: Quy định chiều cao tầng hầm

Chiều cao của 1 tầng hầm được Bộ Xây dựng quy định là 2,2m, đồng thời chiều cao đường dốc cũng phải tương ứng. Với chiều cao này sẽ đảm bảo sự thuận tiện của các loại xe ô tô, xe máy có thể lưu thông trong hầm và có sự phù hợp với tổng thể kiến trúc của căn nhà phố.

Bên cạnh đó, cột và đà trong tầng hầm cũng cần phải thiết kế hợp lý. Ví dụ, nếu tầng hầm có nhiều đà thì độ cao sẽ giảm xuống từ 20-30cm để tránh cho tầng hầm bị bí, lưu thông phương tiện dễ dàng hơn.

Tầng hầm nhà phố được thiết kế chiều cao tối đa là 2.2mTầng hầm nhà phố được thiết kế chiều cao tối đa là 2.2m

3: Một số quy định xây dựng tầng hầm nhà phố

Tại Điều 11-135/2007/QĐ-UBND ngày 08/12/2007 của UBND TP. Hồ Chí Minh về việc cấp phép xây dựng nhà ở có tầng hầm, bán hầm quy định như sau:

+ Phần nổi của tầng hầm không quá 1,2m so với cao độ vỉa hè hiện hữu ổn định.

+ Vị trí đường xuống tầng hầm cách ranh lộ giới tối thiểu 3m.

+ Đối với nhà ở liền kề có mặt tiền xây dựng giáp với đường có lộ giới nhỏ hơn 6m, không thiết kế tầng hầm có lối lên xuống dành cho ô tô tiếp cận trực tiếp với đường.

4: Độ dốc tầng hầm nhà phố bao nhiêu?

Tầng hầm của nhà phố theo quy định của Bộ Xây dựng không quá 15-20% so với chiều sâu của hầm. Chiều cao được tính từ mép cửa hầm vuông góc với mặt dốc để phương tiện được đảm bảo đi lại dễ dàng nhất.

Độ dốc của dốc cong không vượt quá 13% và các đường dốc thẳng trung bình là 15%. Đối với nhà phố có diện tích hẹp, ngắn, không có sân thì độ dốc khoảng 20-25%. 

Độ dốc phải tương ứng với chiều cao của tầng hầm nhà phốĐộ dốc phải tương ứng với chiều cao của tầng hầm nhà phố

Những lưu ý khi thiết kế, thi công tầng hầm nhà phố

Để có một không gian sử dụng tối ưu nhất và đúng tiêu chuẩn kỹ thuật cho nhà phố, khi thiết kế tầng hầm cần lưu ý một số lưu ý sau:

1: Về kích thước

Nếu xây dựng với mục đích làm gara ô tô thì tầng hầm nhà phố có kích thước tối thiểu cho phép là 3m x 5,5m đối với xe 4 chỗ thân dài và 3m x 5m đối với loại xe 4 chỗ nhỏ. Cần thiết kế tầng hầm sao cho hài hòa với tổng thể diện tích của căn nhà phố.

Ví dụ, nếu nhà phố dùng để kinh doanh, có nhiều phương tiện đi lại thì không gian tầng hầm được rộng hơn và ngược lại, nếu chỉ dùng để ở, tầng hầm chỉ cần thiết kế sao cho phù hợp với số lượng xe của các thành viên trong gia đình.

Kích thước phụ thuộc vào như cầu sử dụng của gia chủ và phù hợp quy định của pháp luậtKích thước tùy thuộc vào như cầu sử dụng của gia chủ nhưng phải phù hợp quy định của pháp luật

2: Hướng vào của tầng hầm nhà phố

Đường đi vào tầng hầm nên là lối đi thẳng, hạn chế quanh co hoặc cắt lối đi bị vào căn nhà. Bên cạnh đó, để cho xe cộ được lưu thông an toàn hơn, tầng hầm nhà phố nên thiết kế nhiều rãnh xẻ để tạo ma sát, chống trơn trượt lối lên xuống. 

Hướng vào của tần hầm thuận tiện cho xe đi vàoLối vào thuận tiện cho phương tiện di chuyển ra vào

3: Hệ thống ánh sáng hợp lý

Tầng hầm là nơi thiếu sáng nên sử dụng những loại bóng đèn compact hoặc neon để tiết kiệm và mang lại ánh sáng mạnh hơn. Vấn đề thông gió cho tầng hầm nhà phố cũng cần được quan tâm tới bằng cách lắp thêm cửa thông gió và quạt thông gió để hút khói xe và mùi ra bên ngoài.

Thiết kế nhiều đèn điện sáng nhưng tiết kiện điện cho tầng hầmThiết kế nhiều đèn điện sáng nhưng tiết kiện điện cho tầng hầm

4: Độ dốc an toàn

Tiêu chuẩn xây dựng 15 - 20% là độ dốc cho phép của tầng hầm nhà phố. Để đảm bảo cho các phương tiện di chuyển không bị đụng trần, chiều cao của tầng hầm cần phải được tính toán tỉ mỉ và cẩn thận. Để tránh bị chạm gầm cho ô tô khi lên xuống, đường dốc của hầm cũng cần phải được thiết kế hợp lý.

Bên cạnh đó, để tránh bị nước chảy xuống tầng hầm theo độ dốc, nên bố trí cắt nước ở  đầu và cuối dốc của tầng hầm nhà phố.

Độ dốc an toàn cho tầng hầm nhà phốĐộ dốc an toàn cho tầng hầm nhà phố

5: Giải pháp chống ngập nước

Vấn đề ngập úng và ngập nước cũng cần được quan tâm khi thiết kế tầng hầm nhà phố. Để không bị chảy nước từ bên ngoài vào thì cần phải thiết kế một nơi thu và thoát nước tại khu vực ra và phải có bơm hút nước ra ngoài. Tầng hầm nhà phố nên được đúc bằng bê tông để tránh bị thấm nước vào trong khi mưa nhiều.

Nên thiết kế giếng trời cho tầng hầm vì khu vực này nằm ở dưới cùng nên dễ bị bít búng nhằm mang đến sự thông thoáng và có thêm được ánh sáng tự nhiên từ bên ngoài. Có thể thiết kế thêm gương phản chiếu để tạo thêm nhiều ánh sáng hơn cho không gian tầng hầm của nhà phố.

Lắp rãnh thu nước đầu và cuối đường hầm

Lắp rãnh thu nước đầu và cuối đường hầm

Trên đây là những lưu ý khi thiết kế tầng hầm nhà phố mà bạn cần nắm rõ. Để xây dựng một tầng hầm vừa tiết kiệm chi phí, tạo thêm không gian sử dụng và đảm bảo các yếu tố tiện nghi thì chủ đầu tư cần nắm vững các quy định khi thiết kế tầng hầm cho căn nhà phố của mình.  

Kết luận

Hy vọng với những chia sẻ về các quy định xây dựng và một số lưu ý khi thiết kế tầng hầm nhà phố Long Thành Luxury tổng hợp sẽ giúp bạn đọc có thêm nhiều ý tưởng để xây dựng cho mình một công trình ưng ý.

Tin tức liên quan

Báo giá chi phí thiết kế nội thất mới nhất năm 2022

Báo giá chi phí thiết kế nội thất mới nhất năm 2022

Kinh nghiệm thuê đơn vị thiết kế nội thất mà bạn nên biết

Kinh nghiệm thuê đơn vị thiết kế nội thất mà bạn nên biết

Top 5 phần mềm thiết kế nội thất dùng nhiều nhất

Top 5 phần mềm thiết kế nội thất dùng nhiều nhất

Tư vấn chọn đất tốt, hợp phong thủy để xây nhà

Tư vấn chọn đất tốt, hợp phong thủy để xây nhà

Giếng trời là gì? Các lưu ý trong thiết kế giếng trời

Giếng trời là gì? Các lưu ý trong thiết kế giếng trời

Người tuổi Tý nên trồng cây gì trong nhà

Người tuổi Tý nên trồng cây gì trong nhà

Hotline Thiết Kế : 0972 397 888 Hotline Thi Công : 0986 268 579 Gmail: longthanhluxury.vn@gmail.com
Công Ty Thiết Kế Kiến Trúc & Nội Thất Long Thành Luxury

Biệt thự CTT 11-20 Kiến Hưng Luxury, Phường Kiến Hưng, Quận Hà Đông, TP Hà Nội

Email: longthanhluxury.vn@gmail.com

Hotline: 0972 397 888